Lửa không chỉ là công cụ vĩ đại của nhân loại, đưa loài người vào thế giới văn minh, mà còn là hình tượng của rất nhiều thứ trong đời sống văn hóa và tinh thần.

Phần 1: Lịch sử văn minh nhân loại và nguồn gốc của lửa

Những điều bí ẩn về lửa

Nhân loại từng chứng kiến hàng nghìn sự kiện lịch sử trọng đại và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển, tiến bộ của loài người. Trong số ấy, có những sự kiện được xem là những dấu mốc quan trọng đã làm thay đổi cả thế giới.

hình ảnh lửa
Bình minh của văn minh loài người khởi sự từ lửa. (Ảnh: Internet)

Bình minh của văn minh loài người khởi sự từ lửa. Trong thần thoại Hi Lạp, hình tượng của lửa gắn liền với truyền thuyết Prometheus ăn cắp lửa thiêng của thần Zeus đem về cho con người để rồi chàng phải chịu một hình phạt đau đớn.

Lửa cũng có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực tâm linh. Từ những ngọn nến cháy lung linh trong nhà thờ đến hương đèn trong các chùa chiền, lửa tượng trưng cho nhiều thứ: tình yêu mến, sự tưởng niệm những người đã mất v.v.để tưởng nhớ người mất, ta thường thắp hương.

Hình ảnh lửa trong đời sống con người

Thời Cổ Đại, hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có tục thờ thần lửa. Người Ba Tư thờ lửa, lạy mặt trời xem lửa là vật linh thiêng nên luôn luôn giữ lửa cho không bao giờ tắt .

Các dân tộc thiểu số trên vùng Cao nguyên như Ê đê, Gia Rai v.v. xem lửa là vị thần may mắn luôn bảo vệ con người, xem thần lửa như người chăm lo cho sự sống gia đình.

hoạt động sinh hoạt
Lửa trại ngoài trời là nơi giới trẻ có cơ hội chia sẻ tâm tư với những bài ca, những điệu hát san sẻ tâm tình. (Ảnh: Internet)

Lửa với những lửa trại ngoài trời là nơi giới trẻ có cơ hội chia sẻ tâm tư với những bài ca, những điệu hát san sẻ tâm tình. Có ánh lửa là có quây quần vì hơi nóng từ đống củi làm ấm áp cho những ai gần lửa, nhất là vào những đêm đông. Lửa mời gọi mọi người trong đêm tối đến san sẻ tình thương vốn âm ỉ. Lửa tâm linh giúp ta soi sáng, hun nóng lại lòng tin lắm khi đã nguội lạnh trong con tim.

Sự thay đổi của lửa

Ngày nay, ta có bếp gas, bếp điện không cần mồi lửa nhưng ở thôn quê Việt Nam. Trước đây trong bếp luôn luôn có mồi lửa như một thanh củi hoặc mớ trấu cháy âm ỉ để tạo mồi nấu bữa ăn. Khi không thấy khói bếp bốc lên và tro bếp nguội tanh, điều đó chứng tỏ nhà đó vắng người. Nơi đó đã bị bỏ hoang và không còn sự sống nữa. Lửa làm cho cuộc sống của họ trở nên ấm cúng, an toàn hơn.

hoạt động với lửa
Ở Việt Nam, bếp lửa còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. (Ảnh: Internet)

Ở Việt Nam, bếp lửa còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Cúng ông Táo là cúng thần bếp. Bếp lửa là nơi gặp gờ mọi người trong gia đình để chuyện trò. Lửa bếp không những sinh ra sự sống, còn gìn giữ sự sống. Như trong tiếng Pháp, chữ Foyer tức bếp lửa nhưng còn có nghĩa là nhà như trong Foyer Familial. Lửa là biểu tượng cho sự sống và sự ấm cúng. Trong nhà thờ Thiên chúa giáo không bao giờ thiếu vắng ánh sáng của những ngọn nến. Một số tôn giáo tôn thờ những ngọn nến như chính bản thân Chúa của họ. Những ngọn nến đủ màu sắc kích cỡ được đốt lên trong suốt thời gian những ngày lễ hội tôn giáo.

Hình tượng lửa trong đạo Phật

Đức Phật cũng dùng hình tượng lửa để dạy môn đồ:

“Này các vị khất sĩ, tất cả vạn pháp đều đang bốc cháy. Cái gì đang cháy? Sáu loại giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý đang bốc cháy. Sáu loại đối tượng của giác quan là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp đang bốc cháy. Sáu loại nhận thức là cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm và cái suy tư cũng đang bốc cháy. Bốc cháy bằng thứ lửa nào? Bốc cháy bằng lửa tham dục, lửa hận thù, lửa ảo vọng. Tất cả đang bốc cháy theo với những cái khổ của sinh, già, bệnh chết, với đau thương, phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, và thất vọng.

Này các vị khất sĩ, mọi cảm thọ cũng đang bốc cháy, dù đó là khổ thọ, lạc thọ, hay xả thọ. Cảm thọ phát sinh từ những điều kiện giác quan, đối tượng và sự xúc chạm. Cảm thọ cũng đang bốc cháy vì ngọn lửa tham dục, hận thù, và ảo vọng. Cảm thọ cũng đang bốc cháy theo với những cái khổ của sinh, già, bệnh, chết, với đau thương phiền muộn, lo lắng, sợ hãi và thất vọng.

Này các vị khất sĩ, các vị đừng để tự bốc cháy theo ngọn lửa của tham dục, của hận thù và của ảo vọng. Các vị phải thấy được tính cách vô thường và duyên sinh của mọi pháp để đừng làm nô lệ cho dòng sinh diệt của giác quan, đối tượng và cảm thọ”.

Niềm tin về lửa trong Phật Giáo

Gần một ngàn vị khất sĩ ngồi nghe đều cảm thấy tâm thần rúng động khi Bụt nói về lửa. Họ rất hoan hỷ khi thấy mình đã tìm ra được con đường tu học mà công phu quán chiếu là động lực duy nhất đưa đến giải thoát. Niềm tin phát sinh trong tâm tư của mọi người.

Chúng sinh ở trong tam giới không an lành, giống như đang dạo chơi trong nhà lửa. Cảnh nhà cháy là Ba cõi. Tam giới tỷ như tòa nhà bị hỏa hoạn. Chúng sanh ở trong Ba cõi hằng bị thiêu đốt bởi các phiền não, các khổ lụy, cũng như người ta bị đốt trong tòa nhà bị hỏa hoạn, vì vậy nên gọi là Tam giới hỏa trạch.

Chúng sanh chìm đắm trong trong vô số nạn khổ như vậy, thế mà họ vui vẻ dong chơi, chẳng hay chẳng biết, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng tìm ra khỏi! Ở trong Tam giới như cảnh nhà bị hỏa hoạn ấy, họ chạy  bên nầy bên kia. Tuy gặp đại khổ, thế mà họ chẳng cho đó là nguy!

(còn tiếp)

The Silk Road Antique

The Silk Road – Chuyên Kinh Doanh Các Sản Phẩm Độc & Lạ

Địa chỉ showroom: Số 15 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cách thức mua hàng: Quý khách có thể mua hàng trực tiếp tại showroom hoặc COD nội thành TP. HCM, chuyển khoản thanh toán với các Tỉnh/ Thành phố khác.

Hotline tư vấn: 0918.688.916

Facebook: www.facebook.com/thesilkroad.antique/